Bộ môn Kỹ thuật Nuôi trồng Thủy sản


Giới thiệu về Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản

Khi mới thành lập (1974–1975) do nhân sự còn ít, Ngành Ngư Nghiệp (tiền thân Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM chưa có các bộ môn độc lập. Năm 1976–1977 trên cơ sở nguồn cán bộ được tăng cường, Khoa Thủy Sản thành lập 3 bộ môn: Bộ môn Cơ sở, Bộ môn Kỹ thuật Nuôi cá và Bộ môn Khai thác-Chế biến TS. Năm 1995, Bộ môn Kỹ thuật Nuôi cá được tách thành 2 Bộ môn Kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản nước ngọt và Bộ môn Kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản ven biển. Từ năm 1998, 2 bộ môn trên được sát nhập thành Bộ môn Kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản cho đến nay.

Bộ môn Kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản là một trong những bộ môn chủ lực của Khoa Thủy Sản (KTS) với nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học kết hợp với các bộ môn khác trong khoa nhằm đào tạo đội ngũ kỹ sư thủy sản với các chuyên ngành như Nuôi trồng thủy sản, Ngư y (Bệnh học thủy sản), kinh tế thủy sản và chế biến thủy sản. Đặc biệt, Bộ môn Kỹ thuật Nuôi thủy sản với đội ngũ giảng viên và chuyên viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Mục tiêu của Bộ môn là đào tạo đội ngũ kỹ sư thủy sản, đặc biệt đối với chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành tốt, có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng và làm việc tốt trong bối cảnh phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Nhân sự của Bộ môn

 Các Trưởng Bộ môn qua các thời kỳ:

1. Nguyễn Tường Anh (1976-1982)
2. Nguyễn Lan Phương (1982-1987)
3. Lê Thanh Hùng (1987-1994)
4. Nguyễn Văn Tư (1994-1998)
5. Phạm Văn Nhỏ (1995-1998)
6. Lê Thanh Hùng (1998-2011)
7. Nguyễn Như Trí (2011-2012)
6. Đinh Thế nhân (2012-nay)
 
Thành viên Bộ môn (từ 1976 – nay)
1. Phạm Chí Thành
2. Trần Văn Phát
3. Hồ Thanh Hoàng
4. Nguyễn Lan Phương
5. Nguyễn Tường Anh
6. Nguyễn Hữu Thanh
7. Ngô Văn Ngọc
8. Ngô Văn Hải
9. Lê Thanh Hùng
10. Nguyễn Văn Tư
11. Nguyễn Trí Hùng
12. Lương Ngọc Chính
13. Lê Văn Chiêu
14. Nguyễn Văn Xuân
15. Phạm Văn Nhỏ
16. Nguyễn Hoàng Vũ
17. Nguyễn Văn Trai
18. Nguyễn Như Trí
19. Nguyễn Minh Đức
20. Nguyễn Thành Quang Thuận
21. Nguyễn Tuấn Dũng
22. Đinh Thế Nhân
23. Huỳnh Phạm Việt Huy
24. Ong Mộc Quý
25. Nguyễn Thanh Tâm
26. Văn Hữu Nhật
27. Ngô Đăng Lâm
27. Nguyễn Hoàng Anh
29. Đặng Phúc Thiện
30. Trần Văn Minh
31. Nguyễn Thụy Đan Thanh
 
Nhân sự Bộ môn nhiệm kỳ 2012 – 2017
Trưởng bộ môn: TS. Đinh Thế Nhân
Thành viên:
1. PGS. TS. Lê Thanh Hùng
2. ThS Nguyễn Văn Tư
3. PGS.TS Nguyễn Như Trí
4. TS Đinh Thế Nhân
5. TS. Huỳnh Phạm Việt Huy
6. ThS Ngô Văn Ngọc
7. ThS Nguyễn Thanh Tâm
8. ThS Ong Mộc Quý
9. ThS Văn Hữu Nhật
10. KS Ngô Đăng Lâm
11. ThS Trần Văn Minh 
12. Nguyễn Thụy Đan Thanh
 
Nhân sự Bộ môn nhiệm kỳ 2017 – 2022
Trưởng bộ môn: TS. Đinh Thế Nhân
Thành viên:

Hoạt động của bộ môn

Song song với công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Bộ môn cũng rất chú trọng công tác hợp tác với địa phương và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản để nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và phối hợp công tác đào tạo thực hành thực tập cho sinh viên.
Về công tác giảng dạy, từ 1979– 1989, nhân sự Bộ môn có nhiều biến động do một số giảng viên chuyển công tác (thầy Nguyễn Tường Anh, thầy Nguyễn Hữu Thanh, thầy Nguyễn Văn Xuân, thầy Nguyễn Trí Hùng, thầy Ngô Văn Hải…) và một số giảng viên đi học nên một số môn học phải thỉnh giảng giảng viên từ trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ. Hầu như giảng viên của Bộ môn lúc này chỉ có trình độ đại học. Sau năm 1989, các giảng viên lần lượt được cử đi đào tạo sau đại học trong và ngoài nước. Từ 1990 một số giảng viên tốt nghiệp thạc sĩ về nước. Năm 1998, thầy Lê Thanh Hùng tốt nghiệp tiến sĩ từ Pháp trở về nước và đảm nhiệm chức vụ Trưởng Bộ môn đến năm 2012. Hiện nay nhân sự của Bộ môn có 8 người trong đó gồm 1 Phó Giáo sư Tiến sĩ, 3 Tiến sĩ, 3 Thạc sĩ.
Về nghiên cứu khoa học, từ  những năm 1977 đến nay, các giảng viên của Bộ môn đã tham gia nhiều đề tài nghiên cứu cấp trường, cấp bộ liên quan đến nội dung giảng dạy của mình như: Đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo cá tra của Trần Thanh Xuân, Nguyễn Tường Anh và Trần Minh Anh (1978 – 1980); Đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo cá trê phi và cá trê lai của Nguyễn Hữu Thanh, Ngô Văn Hải và Nguyễn Văn Tư (1980 – 1982); ‘Xây dựng quy trình sản xuất giống rô phi toàn đực’ của nhóm nghiên cứu Nguyễn Văn Tư và Trịnh Trường Giang (1995 – 1996); ‘Nghiên cứu đặc điểm sinh học và nuôi trùn chỉ (Tubifex tubifex)’ của Đinh Thế Nhân (1998-1999); ‘Sản xuất giống ếch Thái Lan’ của nhóm nghiên cứu Lê Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Trúc và Trần Văn Minh (2000 -2002); ‘Sản xuất giống cá thác lác, cá lăng, cá chạch lấu’ của nhóm nghiên cứu Ngô Văn Ngọc, Lê Thị Bình, Văn Hữu Nhật, Võ Thanh Liêm và  Ngô Đăng Lâm (1998 - 2010); ‘Ương nuôi cá bống tượng’ của nhóm nghiên cứu Nguyễn Phú Hòa, Phạm Văn Nhỏ, Ong Mộc Quý và Nguyễn Phúc Thưởng (2006 – 2012); “Qui trình nuôi cá lăng nha thương phẩm trong bè tại An Giang” của nhóm nghiên cứu Ngô Văn Ngọc, Lê Thị Bình, Nguyễn Như Trí và Võ Thanh Liêm (2008 – 2010); ‘Đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo cá trê Phú Quốc’ của nhóm nghiên cứu Nguyễn Văn Tư, Lê Thanh Hùng và Trần Văn Minh (2010 – 2011); ‘Thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng Liptopeneaus vannamei bằng công nghệ biofloc’ của nhóm Đinh Thế Nhân và Nguyễn Phúc Cẩm Tú (2016-2017); ‘Nghiên cứu chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) tại khu vực nước lợ Long Thành, Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai’ của Đinh Thế Nhân (2016-2018); ‘Động thái vật chất hữu cơ và dinh dưỡng trong nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei (Boone, 1931)’ của Đinh Thế Nhân và Nguyễn Phúc Cẩm Tú (2017-2018); Dự án quốc tế ‘Đẩy mạnh sự đóng góp nhiều bên cho Hợp tác quốc tế về các giải pháp bền vững cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở Đông Nam Á (EURASTIP)’ của Đinh Thế Nhân (Điều phối viên- 2017-2019); ‘Nghiên cứu tối ưu qui trình vận chuyển hở cá chẽm giống phục vụ trong nuôi thương phẩm’ của Đinh Thế Nhân (2021-2022).
Công tác biên soạn giáo trình để phục vụ việc học tập cho sinh viên cũng được Bộ môn chú trọng từ rất sớm, nhiều môn học có bài giảng đươc in như Bệnh Cá (Nguyễn Lan Phương, 1978), Kỹ thuật nuôi thủy sản nước lợ (Nguyễn Văn Trai, 1998). Kỹ thuật nuôi nhuyễn thể (Nguyễn Như Trí, 1998).  Ngoài ra, có một số giáo trình được xuất bản như Anh văn chuyên ngành thủy sản (Lê Thanh Hùng; NXB Cần Thơ, 2004), Dinh dưỡng cá tôm (Lê Thanh Hùng; NXB Nông Nghiệp, 2006), Thủy sản đại cương (Đinh Thế Nhân và Nguyễn Văn Tư, 2022).

Định hướng phát triển

Về công tác giảng dạy, bộ môn Kỹ thuật nuôi có kế hoạch tuyển dụng thêm từ 2-3 giảng viên để thay thế các thầy cô đã nghỉ hưu. Bộ môn cùng với Khoa đã hoàn tất hồ sơ kiểm đinh đạt chuẩn AUN cho ngành ‘Nuôi trồng thủy sản’ trong năm 2022. Khung chương trình và chuẩn đầu ra của ngành ‘Nuôi trồng thủy sản’ cũng được xây dựng và chỉnh sửa cho phù hợp vời nhu cầu và đòi hỏi của các bên liên quan trong ngành thủy sản dựa trên nhiều ý kiến đóng góp được khảo sát. Sinh viên được học lý thuyết kết hợp với thực hành thực tế một cách đa dạng và phong phú. Định kỳ 2 năm một lần sẽ có những điều chỉnh lại khung chương trình sao cho luôn đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi của các bên liên quan và phát triển bền vững và hội nhập trong lĩnh vực chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.

Về nghiên cứu khoa học, Bộ môn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cùng với Khoa và các bộ môn khác thực hiện chiến lược chung của nhà trường nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để đạt mục tiêu trở thành trường đại học nghiên cứu chất lương quốc tế. Bộ môn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tập trung các nghiên cứu theo hướng nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào thực tiển sản xuất đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững và hội nhập trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bao gồm.

  1. Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ phục vụ trong ngành sản xuất giống thủy sản;
  2. Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ trong lĩnh vực dinh dưỡng, phụ gia và chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản;
  3. Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ quản lý môi trường, sức khỏe động vật thủy sản và sản phẩm chất lượng cao;
  4. Nghiên cứu và ứng dụng các qui trình công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản,…