TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THỦY SẢN có chức năng nghiên cứu, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy ngành thủy sản và thực hiện các dịch vụ khoa học – công nghệ liên quan đến thủy sản, được thành lập trong khuôn khổ dự án TUNASIA SSNS, do Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM quyết định thành lập, trực thuộc Khoa Thủy sản, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng khoa. Xem tiếp >>

Tên gọi
Tên chính thức: TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THỦY SẢN
Tên giao dịch tiếng Anh: EXCELLENCE TRAINING CENTER FOR SUSTAINABLE FISHERIES DEVELOPMENT AND SEAFOOD SECURITY

Tầm nhìn và sứ mạng
Tầm nhìn
TRUNG TÂM trở thành trung tâm hàng đầu ở phía Nam về huấn luyện và đào tạo nguồn nhân lực thủy sản và nghiên cứu và chuyển giao khoa học – công nghệ thủy sản.
Sứ mạng
Trở thành trung tâm huấn luyện và đào tạo nguồn nhân lực thủy sản hàng đầu ở Việt Nam. Trở thành trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học – công nghệ thủy sản, góp phần phát triển giáo dục, khoa học và kinh tế – xã hội.

Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
- Huấn luyện và đào tạo kỹ thuật (NTTS, CBTS).
- Nghiên cứu và chuyển giao khoa học – công nghệ.
- Tư vấn (các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học).
- Dịch vụ khoa học – kỹ thuật.
Nhiệm vụ
Trung tâm có nhiệm vụ tham mưu và triển khai các hoạt động phát triển nguồn nhân lực thủy sản, bao gồm:
- Tổ chức việc giảng dạy kỹ thuật NTTS và CBTS ở mọi cấp độ cho mọi đối tượng làm việc trong ngành thủy sản.
- Cung cấp các dịch vụ đào tạo theo nhu cầu: cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, thương mại, đảm bảo chất lượng, VSATTP... cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên kỹ thuật của các doanh nghiệp CBTS.
- Tổ chức và giảng dạy nâng cao năng lực, trình độ và cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ cho các cán bộ quản lý thủy sản cơ sở.
- Nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp quản lý môi trường ao nuôi và phòng chống dịch bệnh trong NTTS.
- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến, bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm thủy sản.
- Ký kết và thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tư vấn hoặc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hướng dẫn phòng chống dịch bệnh trong NTTS phục vụ sản xuất.
- Cung cấp dịch vụ chẩn đoán bệnh, phân tích chất lượng môi trường nước phục vụ NTTS.
- Khảo nghiệm, kiểm nghiệm thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, vắc xin, chất kích thích miễn dịch và sản phẩm phòng trị bệnh dùng trong NTTS.
- Hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để thực hiện các nghiên cứu, dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dinh dưỡng và công nghệ sản xuất thức ăn NTTS; chế biến và bảo quản sau thu hoạch thủy sản.
- Tổ chức hội thảo khoa học.

Cơ cấu tổ chức
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THỦY SẢN là một tổ chức thuộc loại đơn vị nghiên cứu, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy ngành thủy sản và thực hiện các dịch vụ khoa học – công nghệ liên quan đến thủy sản, do Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM quyết định thành lập, trực thuộc Khoa Thủy sản, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng khoa.
TRUNG TÂM hoạt động theo cơ chế tự cân đối tài chính và sự hỗ trợ kinh phí từ các tổ chức trong và ngoài nước.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có 01 Giám đốc và các cộng tác viên, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và hợp đồng. Giám đốc Trung tâm được hưởng hệ số phụ cấp chức vụ là 0,4.
Tùy thuộc sự gia tăng về hiệu quả hoạt động, nhu cầu mở rộng hoạt động và khả năng tài chính, Trung tâm sẽ tuyển bổ sung các cán bộ và nhân viên chuyên trách các mảng hoạt động.

Nhu cầu đầu tư và nguồn tài chính
Nhu cầu đầu tư
Để bắt đầu hoạt động, TRUNG TÂM cần được trang bị một số công cụ làm việc tối thiểu tương đối thông dụng như sau:
Phòng làm việc: 01 phòng (PV315, Giảng đường Phượng Vỹ, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM), được đầu tư ngay:
- Một số máy tính có khả năng xử lý multimedia cùng một số phần mềm chuyên dụng.
- Máy photocopy.
- Máy chiếu projecter.
- Máy laptop.
- Đồ gỗ nội thất (bàn ghế làm việc, tủ hồ sơ, kệ sách…).
- Máy in, máy lạnh (điều hòa nhiệt độ).
- Một số trang thiết bị thông dụng dùng tổ chức các khóa huấn luyện: thiết bị lấy mẫu nước, bùn, máy đo cầm tay (DO, pH,…), thiết bị dùng trong CBTS,…
- Sách vở tài liệu, hiện vật trưng bày, tranh ảnh.
Nguồn tài chính và mức đóng góp
Tài chính đảm bảo hoạt động của TRUNG TÂM bao gồm các nguồn sau đây:
1. Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất ban đầu được cấp từ kinh phí của hai dự án TUNASIA và SSNS.
2. Kinh phí từ việc giảng dạy kỹ thuật (NTTS, CBTS) và các dịch vụ khoa học – công nghệ.
3. Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp trong và ngoài nước.
4. Nguồn kinh phí khác, bao gồm:
- Tiền tài trợ, viện trợ.
- Tiền biếu, tặng từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Mức đóng góp kinh phí:
Thực hiện theo qui định của Qui chế chi tiêu nội bộ:
- 15% trên tổng thu từ hợp đồng nếu không sử dụng CSVC của trường.
- 20% trên tổng thu từ hợp đồng nếu sử dụng CSVC của trường.

 

Số lần xem trang: 2551

Trả lời trực tuyến