Sáng ngày 26/5/2021, Trường đại học Nông Lâm TP.HCM đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến chuyên sâu đối với các ngành thuộc khoa Thủy sản. Các chuyên gia tham gia tư vấn bao gồm: PGS-TS Nguyễn Như Trí- Trưởng khoa Thủy sản; TS Nguyễn Hoàng Nam Kha- Phó trưởng khoa. Kính mời quý phụ huynh cùng thí sinh theo dõi để có những lựa chọn đúng cho mình. Quý vị có thể theo dõi lại nội dung đầy đủ của chương trình trên YouTube. Xem chi tiết tại đây..
1. Học nuôi trồng thuỷ sản có được đào tạo để chẩn đoán hoặc trị bệnh của các loại thuỷ sản không ạ? Gia đình em nuôi tôm nhưng thỉnh thoảng thấy bị dịch bệnh khá nhiều.
Trả lời: PGS-TS Nguyễn Như Trí:
Hiện tại khoa Thủy sản của trường có đào tạo 3 chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản, Bệnh học thủy sản, Kinh tế và quản lý nuôi trồng thủy sản.
Cấu trúc 3 chương trình khá giống nhau, thể hiện ở bảng điểm, cấp bằng kỹ sư Nuôi trồng thủy sản.
Cả 3 chương trình đều có các môn học về bệnh Thủy sản nên khi học xong các em hoàn toàn có thể chẩn đoán, trị các loại bệnh của thủy sản.
2. Ngành công nghệ chế biến thuỷ sản được học những gì và ra trường em có thể làm được những công việc gì ạ?
Trả lời: TS Nguyễn Hoàng Nam Kha:
Ngành và chuyên ngành Công nghệ chế biến Thủy sản + các chuyên ngành thuộc ngành Nuôi trồng thủy sản phải hoàn tất khối lượng kiến thức toàn khóa (theo chế độ tín chỉ) là 136 tín chỉ (TC), gồm 3 khối kiến thức: cơ bản 52 TC, cơ sở ngành 37 TC và chuyên ngành 47 TC, các chuyên ngành khác cũng tổng 136 TC. Ngoài ra, sinh viên (cả 4 chuyên ngành) cần phải hoàn thành chuẩn đầu ra về ngoại ngữ và tin học.
Để hoàn thành chương trình đào tạo thì có 70-80 học phần, nhưng tập trung vào 2 mảng chính: đó là các học phần về quy trình, công nghệ tạo ra sản phẩm thực phẩm thủy sản và các học phần giúp đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm thủy sản tạo ra, ngoài ra, còn các học phần hỗ trợ kiến thức căn bản cho 2 mảng chính trên.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan, ban, ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng, các trang trại nuôi trồng thủy sản, các công tydoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt về chế biến thủy sản.
3.
Trả lời: PGS-TS Nguyễn Như Trí
Điều quan trọng nhất trong chọn ngành học chính là sự yêu thích, đam mê. Khi em có đam mê ngành nào đó thì dù khó khăn vất vả em cũng sẽ vượt qua được. Ngược lại, nếu không có yêu thích thì dù công việc có nhàn nhã vẫn rất dễ chán và bỏ cuộc.
Khi ra trường, không chỉ trong ngành thủy sản mà các ngành khác, các em cũng cần cố gắng cần cù chịu khó, ham học hỏi từ nhiều nguồn.
Hiện tại, trong chương trình học của Thủy sản có môn bơi lội. Tuy vậy, vẫn rất cần các em phải tự rèn luyện thêm bởi lẽ đó không chỉ là kỹ năng phụ trợ cho nghề nghiệp mà là kỹ năng sinh tồn của con người.
Hiện tại, nhu cầu nhân lực của ngành Thủy sản là rất lớn. Số liệu tổng kết năm 2019, Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đạt 8,15 triệu tấn. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản 3.77 triệu tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ta năm 2019 đạt 4.38 triệu tấn, tăng 5.2% so với năm 2018, đứng thứ 4 trên thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia). Kim ngạch xuất khẩu của nuôi trồng thủy sản năm 2019 đạt 8.6 tỉ USD. Trong những năm tới, Thủy sản tiếp tục được xác định là ngành mũi nhọn của quốc gia. Tương lai của ngành Thủy sản là rất hứa hẹn, nhu cầu về nhân lực rất cao.
4. Lĩnh vực thuỷ sản trường mình đào tạo bao nhiêu ngành? Nếu em chỉ học ngành nuôi trồng thuỷ sản thì em có được học một ít về chế biến thuỷ sản và bệnh thuỷ sản không ạ?
Trả lời: TS Nguyễn Hoàng Nam Kha
a. Đào tạo Đại học:
- Ngành Chế biến Thủy sản
Chuyên ngành Chế biến Thủy sản (bắt đầu từ năm 2001)
- Ngành Nuôi trồng Thủy sản (Aquaculture)
Chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản (bắt đầu từ năm 1974)
Chuyên ngành Ngư Y (Bệnh học Thủy sản) (bắt đầu từ năm 2004)
Chuyên ngành Kinh tế - Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (bắt đầu từ năm 2010)
b. Nếu em chỉ học ngành nuôi trồng thuỷ sản thì em có được học một ít về chế biến thuỷ sản và bệnh thuỷ sản không ạ?
Có, chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, trong giai đọan cơ bản và cơ sở ngành, CTĐT cung cấp như bệnh thủy sản có: bệnh học thủy sản đại cương, bệnh cá, bệnh tôm, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, bệnh cá cảnh … hay chế biến thủy sản có các môn: vi sinh đại cương, nguyên liệu thủy sản, bảo quản và chế biến thủy sản đại cương.
Ngoài ra, đào tạo đại học, tự học, tự nghiên cứu: có thể học thêm các kiến thức hữu ích của các chuyên ngành khác, hoặc chuyên ngành 2 (văn bằng 2).
5. Em muốn sau này thành lập một doanh nghiệp nuôi và kinh doanh giống cá cảnh. Em xin hỏi ngành nuôi trồng thuỷ sản có trang bị đủ kiến thức và kỹ năng cho em trở thành một người khởi nghiệp kinh doanh từ cá cảnh không ạ?
Trả lời: PGS-TS Nguyễn Như Trí
Kinh doanh cá cảnh cũng là một trong những thế mạnh về kinh doanh Thủy sản của TPHCM. Kim ngạch xuất khẩu cá cảnh của TPHCM đứng đầu cả nước. Chúng tôi rất vui mừng khi các em đã có định hướng nghề nghiệp sớm.
Các em có định hướng chuyên môn từ đầu để lựa chọn các môn học phù hợp là rất tốt: Kỹ thuật nuôi cá cảnh, các môn liên quan đến dinh dưỡng, bệnh cá, quản lý môi trường, các môn học về mảng kinh tế, quản lý trang trại/doanh nghiệp. Các thầy cô sẽ kết nối với doanh nghiệp để hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.
6. Cơ hội việc làm của Nuôi trồng Thuỷ sản và Công nghệ Chế biến thuỷ sản hiện nay ra sao ạ? Chúng em ra trường được làm việc ở những đơn vị nào? Có tự mình khởi nghiệp được không?
Trả lời: TS Nguyễn Hoàng Nam Kha
Nuôi trồng Thủy sản cùng với Chế biến Thủy sản của Việt Nam đều nằm trong top các nước lớn nhất thế giới, tuy vẫn có khó khăn.
Tuy nhiên đứng trước các khó khăn này, các doanh nghiệp, công ty thủy sản VN đã có những cố gắng phát triển bền vững hơn, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo ra nhiều việc làm hơn, và do đó các cơ hội việc làm cũng sẽ cần nhiều hơn
Tóm tại, số liệu của UN về nhu cầu tiêu thụ thực phẩm đến năm 2030 của thế giới cần tăng ít nhất 60%, việc làm tăng. Ngoài ra, SV tốt nghiệp Khoa Thủy sản trường Đại học Nông Lâm TP.HCM tỷ lệ có việc làm đúng nghề rất cao. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ Chế biến thủy sản, chuyên ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản có thể làm việc tại các xí nghiệp, công ty sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản, cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm thực phẩm và thủy sản; các cơ quan quản lý nhà nước; các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; giảng dạy tại các cơ sở đào tạo …
Sau khi ra trường sinh viên Nuôi trồng thủy sản có thể làm việc tại: Các cơ quan, ban, ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng, viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, các trang trại nuôi trồng thủy sản, các công ty sản xuất thức ăn, thuốc, hóa chất thú y thủy sản, các trung tâm chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm bệnh học thủy sản hoặc tự hành nghề.
Có tự mình khởi nghiệp được không? Hoàn toàn được và tùy thuộc vào một số yếu tố nằm chính ở bản thân các bạn: các bạn tự trang bị cho mình từ kiến thức, kỹ năng đến trao dồi, học hỏi kinh nghiệm và đặc biệt có sự sáng tạo…
7. Em muốn học kỹ thuật nuôi tôm hùm, ở trường mình có đào tạo về nuôi tôm hùm không?
Trả lời: PGS-TS Nguyễn Như Trí
Đây là ngành nuôi trồng thủy sản, nên có thể nuôi các loại thủy sản, trong đó có tôm hùm. Nếu đam mê nuôi tôm hùm thì học Nuôi trồng thủy sản là chính xác. Nhất là trong môn học chuyên sâu: Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. Định hướng sắp tới là đẩy mạnh nuôi tôm hùm vì giá trị kinh tế rất lớn.
8. Trường có giới thiệu việc làm cho sinh viên khi sinh viên ra trường không? Các công ty trong lĩnh vực thuỷ hải sản có hay đến trường để tuyển dụng sinh viên ra trường không ạ?
Trả lời: TS Nguyễn Hoàng Nam Kha:
Nhà trường có trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp: hoạt động "ngày hội việc làm". Cũng trên website, các bạn có thể tham khảo và tìm kiếm vị trí việc làm phù hợp do các công ty đối tác với nhà trường gửi đăng và trung tâm cập nhật rất nhanh.
Khoa Thủy sản, vẫn hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty phỏng vấn trực tiếp. Thông tin thêm đến các bạn, hiện tại, tuy chưa có số liệu chính xác, tuy nhiên, thông tin từ các bạn sinh viên là hầu hết đều đã có việc làm sau khi ra trường và từ các doanh nghiệp là nhu cầu việc làm của SV ngành Thủy sản hiện vẫn rất cao
9. Gia đình em khó khăn, nếu đăng ký học ở trường em có được hỗ trợ gì về chi phí học tập, học bổng không ạ?
Trả lời: PGS-TS Nguyễn Như Trí
Nhiều loại học bổng của nhà trường và khoa (Học giỏi và học khá, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ suốt thời gian học đại học của các doanh nghiệp). Ngoài ra sinh viên sẽ có học bổng, miễn giảm học phí theo quy định của nhà nước.
Khoa TS có 2 trại thực nghiệm (Miễn phí chỗ ở; Phụ giúp Thầy Cô làm đề tài nghiên cứu, khảo nghiệm, hoạt động chuyên môn tại trại nhằm tạo nguồn thu nhập và tăng kỹ năng thực hành, có nhiều kinh nghiệm thực tế)
Bên cạnh đó, các em có thể tìm các công việc như dạy thêm, làm thêm để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống.
Chúc các em có lựa chọn ngành tốt và trúng tuyển đại học năm 2020!
Theo dõi lại nội dung đầy đủ của chương trình tại:
https://www.facebook.com/NongLamUniversity/videos/219919845976135/
https://www.youtube.com/watch?v=VUHERc84Pcw
Số lần xem trang: 2673