Bộ môn Sinh học và Quản lý Nguồn lợi Thủy sản


Giới thiệu về Bộ môn Sinh học và QLNL Thủy sản

Năm 1976 – 1977, Khoa Thủy sản thành lập ba Bộ môn: Bộ môn Cơ sở, Bộ môn Kỹ thuật nuôi Cá và Bộ môn Khai thác và Chế biến. Đến năm 1990, Bộ môn Cơ sở được đổi tên thành Bộ môn Sinh học Môi trường và năm 2004 đổi tên thành Bộ môn Sinh học và Quản lý Nguồn lợi Thủy sản.

 

Nhân sự của Bộ môn

Chức vụ/Chức danh

Họ và tên

Email

Hướng nghiên cứu

Trưởng Bộ môn

TS. Nguyễn Phúc Cẩm Tú

npctu@hcmuaf.edu.vn

Môi trường thủy sản, xử lý chất thải NTTS, chuyển hóa sinh học chất thải hữu cơ thành thức ăn thủy sản, tích lũy sinh học chất ô nhiễm trong động vật thủy sản

Giảng viên

TS. Nguyễn Phúc Thưởng

npthuong@hcmuaf.edu.vn

Sinh học thủy sản, biến dị xương trên các đối tượng cá nuôi, giải phẫu học, đa dạng sinh học và bảo tồn thủy sản

Giảng viên

ThS. Nguyễn Thị Bạch Mai

bachmai@hcmuaf.edu.vn

Sinh học thủy sản

Giảng viên

ThS Đặng Thị Thanh Hòa

dtthoa@hcmuaf.edu.vn

Sinh học thủy sản

Giảng viên

ThS Nguyễn Thị Thanh Trúc

trucnguyents@hcmuaf.edu.vn

Sinh học thủy sản

Giảng viên

ThS. Lê Thế Lương

luong.lethe@hcmuaf.edu.vn

Di truyền thủy sản, Công nghệ sinh học, Sinh học

Giáo vụ

ThS. Trần Hồng Thủy

hongthuy_kts@hcmuaf.edu.vn

Hỗ trợ sinh viên

Hoạt động của bộ môn

Đào tạo

Bộ môn tham gia giảng dạy sinh viên các môn học thuộc lĩnh vực cơ sở ngành như: Quản lý Chất lượng Nước trong NTTS, Thủy sinh Thực vật, Phiêu sinh động và Động vật đáy, Ngư loại học, Sinh hóa, Di truyền, Sinh lý Động vật Thủy sản.

Các khoá tập huấn

Bộ môn cũng cung cấp các khoa huấn luyện/đào tạo theo yêu cầu:

  • Phân tích và quản lý chất lượng nước trong NTTS.
  • Định danh tảo và động vật không xương sống nước ngọt và mặn.
  • Gây nuôi thức ăn tự nhiên (tảo, phiêu sinh động,…) phục vụ công tác sản xuất.

Định hướng nghiên cứu

-        Đánh giá và quản lý chất lượng nước và môi trường trong NTTS.

-        Phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu tác động của các loài tảo độc trong NTTS.

-        Xử lý nước thải và bùn thải.

-        Đặc điểm sinh học của các loài cá bản địa, cá cảnh và các loài có giá trị kinh tế.

-        Quản lý nguồn lợi thích ứng với biến đổi khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội.

-        Qui trình gây nuôi thức ăn tự nhiên (tảo, phiêu sinh động,…) phục vụ công tác sản xuất giống và nhiên liệu sinh học.

-        Tích lũy sinh học chất ô nhiễm (kim loại năng, chất ô nhiễm hữu cơ bền vững – POPs,…) trong động vật thủy sản và chuỗi thức ăn.

-        Nghiên cứu các công nghệ NTTS hạn chế/ít thay nước: biofloc, aquaponics, hệ thống NTTS tuần hoàn,….

 

-        Sử dụng côn trùng chuyển hóa sinh học chất thải hữu cơ thành nhiên liệu sinh học và thức ăn thủy sản.