Tìm trong trang

Thông báo mới

Đính chính THỜI GIAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP KHOA THỦY SẢN (1974-2024)

31-10-2024

Vì lý do bất khả kháng, Chương trình KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP KHOA THỦY SẢN (1974-2024) sẽ được tổ chức vào ngày 16/11/2024 (sau 1 ngày so với thông báo cũ vào 15/11/2024)

Xem tiếp...

GIỚI THIỆU

 

Quá trình hình thành và phát triển của Khoa Thủy Sản gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Khoa Ngư Nghiệp (tiền thân của Khoa Thủy Sản hiện nay) thuộc Trường Đại học Nông Nghiệp, thành viên của Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức, được thành lập theo Sắc lệnh 010/SL/VH/GDTN ký ngày 11-1-1974.

Sau ngày đất nước thống nhất, Khoa Ngư Nghiệp đổi tên thành Khoa Thủy Sản với nhiệm vụ đào tạo bậc đại học và sau đại học, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và các địa phương trong nước. Hiện tại, Khoa Thủy Sản gồm 5 Bộ môn: Sinh học và Quản lý nguồn lợi thủy sản, Quản lý và Phát triển nghề cá, Kỹ thuật nuôi thủy sản, Bệnh học thủy sản, Chế biến thủy sản. Đội ngũ giảng viên đạt chất lượng cao với 100% giảng viên có trình độ Sau đại học, trong đó gồm 3 phó giáo sư, 64% giảng viên có học vị Tiến sĩ, 100% giảng viên tốt nghiệp Tiến sĩ ở nước ngoài.

Chiến lược phát triển trong tương lai là:

  1. Xây dựng Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM trở thành một cơ sở đào tạo, một trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực thủy sản đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc gia, hướng đến mục tiêu đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của mạng lưới các trường đại học ASEAN (Bộ tiêu chuẩn AUN-QA) chương trình đào tạo Nuôi trồng thủy sản năm 2022 nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực và cả nước;
  2. Huy động được các nguồn lực phục vụ nghiên cứu khoa học, tạo ra các sản phẩm chất lượng, giải pháp kỹ thuật và quản lý tiên tiến, thúc đẩy phát triển nuôi trồng các đối tượng chủ lực (cá tra, tôm nước lợ, cá rô phi) và một số loài thủy đặc sản (cá dứa, cá nâu, cá chình ...) của ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.
  3. Ứng dụng các thành tựu của nền công nghiệp 4.0 trong chọn tạo giống, quản lý môi trường và sức khoẻ đối tượng nuôi, quản lý quy trình nuôi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đóng góp vào sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam trong tương lai.

 

 

 

 

 

 

Trang liên kết

  •  

  •  

Trả lời trực tuyến

  • Q:

    học kì này em có đăng kí môn Quản trị sản xuất thủy sản nhưng tới giờ vẫn chưa học online.


    A:

     Chào em,

    Môn học này do Thầy Võ Thanh Liêm giảng dạy. Thầy Liêm không đăng ký dạy online môn học này trong học kỳ 1 năm học 2021-2022 nên hiện tại chưa có thời khóa biểu. Em chờ thêm 1 thời gian nữa nhé. Khi có thông tin mới Phòng đào tạo sẽ gởi thông báo đến em và tất cả các bạn sinh viên trong toàn trường.

    Thầy Trí - Trưởng khoa TS

    Trịnh Thị Lệ Trinh(06-10-2021)
  • Q:

    chào cô! em là sv năm 1 ngành kt, qua thời gian học tập em cảm thấy mình không phù hợp với ngành, em nhận thấy mình có sự yêu thích đặc biệt với cây trồng và thủy sản. Nay em quyết định thi lại vào trường mình, nhưng "em chưa phân biệt rõ được ngành nông học và nuôi trồng thủy sản". Mong cô lý giải rõ về 2 ngành này cho em cũng như môn học cụ thể của từng ngành để em có được sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai mình. Em cảm ơn cô nhiều!!!...


    A:

    Xin chào Hiệp,

    Tôi xin trả lời Hiệp về khía cạnh ngành Nông học nhé! Sinh viên ngành Nông học được trang bị những kiến thực và kỹ năng cơ bản, cơ sở chuyên ngành và chuyên ngành liên quan đến các mặt của sản xuất cây trồng.

    Kỹ sư tốt nghiệp ngành Nông học có thể làm các công việc liên quan đến sản xuất cây trồng. Tuy nhiên, có thể chia thành ba hướng công tác chính:

    1. Giảng dạy, nghiên cứu: công tác tại các trường Đại học, Cao đẳng nông nghiệp; các Viện nghiên cứu (như Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam; Viện Cây ăn quả, Viện Mía Đường, Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long…)

    2. Quản lý nhà nước về sản xuất cây trồng: công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về sản xuất cây trồng (nông nghiệp, khuyến nông, bảo vệ thực vật…) cấp xã, huyện, tỉnh hay Trung ương

    3. Kinh doanh, dịch vụ: công tác tại các tập đoàn, công ty cung cấp vật tư nông nghiệp (Giống, phân bón, thuốc BVTV, vật tư khác) hay các công ty sản xuất cây trồng (cao su, thuốc lá, mía đường, cà phê, ca cao…)

    Ngoài ra có thể tham gia các hoạt động tư vấn về SXCT, các hoạt động phi chính phủ…

    Chúc suy nghĩ sang suốt và quyết định thành công!

    Võ Thái Dân

    phan hữu hiệp(20-03-2014)
  • Q:

    Thưa thầy, em ở Bình Đại Bến Tre, em chuẩn bị tập huấn kỹ thuật nuôi cá lăng cho nông dân nhưng chưa có bộ tài liệu. Em nhờ thầy cho em xin bộ tài liệu kỹ thuật nuôi của trường mình và hiện tại nguồn cung cấp giống có ở đâu. Em Cảm ơn quý thầy cô. Chúc các thầy cô tòan Khoa Thủy sản hạnh phúc và thành đạt.


    A:

    Em có thể liên hệ trực tiếp Thầy Ngọc hay VP Khoa Thủy sản. Cá giống có bán tại Trại Thực nghiệm KTS.

    Nguyễn Thị Cẩm(09-11-2011)

Thống kê


    Đang xem 12
    Toàn hệ thống: 2427
    Trong vòng 1 giờ qua