Hoạt động của bộ môn ở các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, quản lý và phát triển nhân sự, cơ sở vật chất... XEM TIẾP >>

          Về công tác đào tạo, từ 1976-1997 bộ môn quản lý các môn học: Vi sinh đại cương, Chế biến TS, Khai thác TS, Ngư cụ… và thực tập giáo trình Khai thác-Chế biến. Từ năm 2001, Khoa Thủy sản được phép đào tạo ngành Chế biến thủy sản, Bộ môn Chế biến thủy sản quản lý và giảng dạy các môn học như Nguyên liệu thủy sản, Bảo quản chế biến thủy sản, Vệ sinh và an toàn thực phẩm thủy sản, Kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản … cho sinh viên của 4 chuyên ngành. Trong thời gian 1974-1984, sinh viên thực tập giáo trình khai thác chế biến thường đi đến các cơ sở chế biến nước mắm, khô ở Kiên Giang và đi Vũng Tàu, Duyên Hải kiến tập nuôi và đánh bắt thủy sản. Sau 1990 các cơ sở chế biến thủy sản phát triển nhiều, sinh viên được thực tập tại các công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản tại Tp.HCM, Vũng Tàu, Nha Trang. Bắt đầu từ năm 2008, bộ môn đã mở rộng khu vực thực tập xuống các nhà máy chế biến tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm nắm vững các quy trình khép kín từ ao nuôi đến nhà máy chế biến.   

            Sau khi được thành lập lại năm 2001, bộ môn bắt đầu tuyển thêm các giảng viên trẻ có chuyên môn phù hợp, giảng dạy các môn học chuyên ngành và thúc đẩy các nghiên cứu chuyên sâu về hai lĩnh vực chính:

- Nghiên cứu sản phẩm: các quy trình công nghệ chế biến theo các phương pháp tiên tiến, nghiên cứu các sản phẩm mới, nghiên cứu các sản phẩm thủy sản có hoạt tính sinh học…

- Vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản: các phương pháp, quy trình bảo quản sản phẩm, các mối nguy và biện pháp kiểm tra, xử lý…

Thầy Nguyễn Hoàng Nam Kha được tuyển dụng năm 2001 với các nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ sinh học và an toàn vi sinh thực phẩm thủy sản. Năm 2003, bộ môn tiếp tục tuyển dụng Thầy Trương Quang Bình với mong muốn đẩy mạnh nghiên cứu về các quy trình công nghệ chế biến tiên tiến. Hiện thầy Bình đang thực hiện đề tài tiến sĩ về ứng dụng áp suất cao trong chế biến và bảo quản cá. Cùng năm, cô Nguyễn Thùy Linh cũng được nhận về bộ môn và tập trung nghiên cứu, phát triển các quy trình chế biến các sản phẩm truyền thống. Năm 2004, cô Phạm Thị Lan Phương được tuyển về bộ môn và hiện đang học tiến sĩ tại Bỉ với những nghiên cứu về hóa chất diệt khuẩn và bảo quản sản phẩm thủy sản. Năm 2005, cô Võ Thị Thanh Bình cũng chuyển sang bộ môn, đảm nhận việc giảng dạy thực hành các môn học chuyên ngành. Cô Bình tốt nghiệp thạc sĩ năm 2009 với nghiên cứu về dinh dưỡng cá. Đến năm 2006, khóa đầu tiên của chế biến thủy sản tốt nghiệp và bộ môn cũng giữ lại cô Lê Thị Ngọc Hân với định hướng nghiên cứu về các chất có hoạt tính sinh học ly trích từ các sản phẩm thủy sản. 

 

            Về nghiên cứu khoa học, từ những năm 1977-1990 các giảng viên của bộ môn đã tham gia các đề tài nghiên cứu cấp trường, cấp bộ liên quan đến nội dung giảng dạy của mình như: Qui trình chế biến nước mắm ngắn ngày của nhóm nghiên cứu Ngô Bá Thành và Lê Mạnh Đức (1977–1979), Nghiên cứu các vi sinh vật tạo hương cho nước mắm ngắn ngày của cô Vương Thị Việt Hoa… Từ 1990- 2000, các giảng viên của bộ môn tham gia các đề tài nghiên cứu tận dụng phế liệu thủy sản để tinh chế Chitosan, làm thức ăn cho tôm cá… Năm 2001 đến nay, các đề tài nghiên cứu của bộ môn tập trung vào an toàn thực phẩm thủy sản, mối nguy sinh học, các quy trình công nghệ chế biến tiên tiến, ly trích các sản phẩm có hoạt tính sinh học …

Số lần xem trang: 2165