Bộ môn Chế biến Thủy sản


Giới thiệu về Bộ môn Chế biến Thủy sản

Khi mới thành lập (1974-1975) do nhân sự còn ít Khoa Thủy sản chưa có các bộ môn độc lập. Năm 1976-1977 trên cơ sở nguồn cán bộ được tăng cường Khoa Thủy sản thành lập 3 bộ môn: Bộ môn Cơ sở, Bộ môn Kỹ thuật nuôi cá và Bộ môn Khai thác-Chế biến. Tiền thân Bộ môn Chế biến thủy sản chính là Bộ môn Khai thác-Chế Biến trước đây (năm 2001 đổi tên thành Bộ môn Chế biến thủy sản). Về nhân sự, khi mới thành lập bộ môn chỉ có 3 giảng viên và 1 nhân viên (trong đó có 1 thạc sĩ từ Nhật về). Năm 1977- 1979, bộ môn được tăng cường thêm 2 giảng viên và luôn duy trì nhân sự bộ môn thường xuyên từ 5-8 người. Hiện nay nhân sự của bộ môn có 6 người: 5 giảng viên, 100% có trình độ trên đại học (trong đó có 2 tiến sĩ và 1 giảng viên đang học tiến sĩ ở Bỉ) và 1 kỹ thuật viên (Th.s).
Về công tác đào tạo, từ 1976-2000 bộ môn quản lý các môn học: Vi sinh đại cương, Chế biến TS, Khai thác TS, Ngư cụ… và thực tập giáo trình Khai thác-Chế biến. Từ năm 2001, Khoa Thủy sản được phép đào tạo ngành Chế biến thủy sản, Bộ môn Chế biến thủy sản quản lý và giảng dạy các môn học theo 2 hướng chính: i/ nghiên cứu và phát triển sản phẩm thủy sản; và ii/ vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản cho sinh viên của cả 4 chuyên ngành. Trong thời gian 1974-1984, sinh viên thực tập giáo trình khai thác chế biến thường đi đến các cơ sở chế biến nước mắm, khô ở Kiên Giang và đi Vũng Tàu, Cần Giờ kiến tập nuôi và đánh bắt thủy sản. Sau 1990 các cơ sở chế biến thủy sản phát triển nhiều, sinh viên được thực tập tại các công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản tại Tp.HCM, Vũng Tàu, Nha Trang. Bắt đầu từ năm 2008, bộ môn đã mở rộng khu vực thực tập xuống các nhà máy chế biến tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm nắm vững các quy trình khép kín từ ao nuôi đến nhà máy chế biến. 

Nhân sự của Bộ môn

 

 

Personnel of Department of Aquatic Product Processing

 

 

The current academic and support staff of the DAPP is quite young, enthusiastic and well trained with the desire to make the department expand larger. The DAPP is also trying to adapt to the development of the seafood industry, tightly cooperate to seafood producers and exporters, and to meet the increasing requirements for highly qualified human resource of fisheries sector.
 

 

Previous Heads of DAPP

 

 

  • Ngô Bá Thành (1976-1987)
  • Trần Văn Phát (1987- 1994)
  • Vương Thị Việt Hoa (1995-1997)
  • Nguyễn Hữu Thịnh (2001-2003)
  • Lê Thị Phương Hồng (2003-2009)
  • Trần Văn Phát (2009 – 2011)
  • Nguyễn Văn Tư (2011- 2012)
  • Nguyễn Hoàng Nam Kha (2012-2020) 
 

 

Current personnel (2020-2025)

 

 

 

 
 
Position/Title
 
 
Name
 
 
Contact
 
 
Research field
Head of the Department
Advanced food processing
technology, high pressure
processing, aquatic by
product utilization, aquatic
products development.
Lecturer/Vice Dean
Antibiotic resistance, aquatic product processing, aquatic product safety and hygiene, quality assurance.
Lecturer
Food processing and preservation.
Lecturer
 
Antimicrobial agents for aquatic product preservation.
Lecturer
 
Dried food, aquatic by
product processing, food
products development, 
traditional aquatic products.
 
Supporting  staff
Lab manager

 

Hoạt động của bộ môn

Hoạt động của bộ môn ở các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, quản lý và phát triển nhân sự, cơ sở vật chất... XEM TIẾP >>

Định hướng phát triển

Bộ môn Chế biến thủy sản cũng đang cố gắng chuyển mình hòa vào sự phát triển của ngành thủy sản, tạo được sự gắn kết với các doanh nghiệp, đáp ứng được các đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng trong đào tạo và nghiên cứu.... XEM TIẾP >>